Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Trú niệm

là ở trong chánh niệm, nói rõ nghĩa hơn là ở trong niệm thiện. Niệm thiện là niệm không tham, sân, si, mạn, nghi, v.v…Người trú niệm (ở trong niệm thiện) thì tâm thanh thản, an lạc và vô sự xem như cơn đau chẳng có liên hệ gì đến mình.

Người trú niệm là luôn luôn ở trong tâm bất động còn người thất niệm thì luôn luôn ở trong tâm dao động. Có nhiều cách trú niệm: · Trú niệm trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu. · Trú niệm trên 18 đề mục hơi thở.

· Trú niệm trên bước đi (kinh hành). · Trú niệm trên thân hành (Thân Hành Niệm). · Trú niệm quán vô lậu. · Trú niệm thư giản. Theo nghĩa của Đại Thừa và Thiền Tông thì trú niệm là ở chỗ không có vọng tưởng, như kinh Kim Cang dạy: “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”; Thiền Tông dạy: “Chẳng niệm thiện niệm ác bản lai diện mục hiện tiền”.

Đó là lối trú niệm ức chế tâm chứ không phải trú niệm xả tâm theo như Phật Giáo Nguyên Thủy. Ví dụ 1: Có một người tức giận một điều gì mà chửi mắng người kia; người kia tức giận chửi mắng lại người nọ.

Người tức giận chửi mắng lại người khác là người thất niệm. Còn người trú niệm thì không tức giận mà tâm hồn luôn thanh thản, an lạc và vô sự, xem như không có điều gì xảy ra. Ví dụ 2: Cơ thể bị bệnh đau nhức khổ sở vô cùng, như đau ruột thừa.

Người bị bệnh thất niệm thì rên la khổ sở, còn người không thất niệm (trú niệm) thì tâm thanh thản, an lạc và vô sự xem như cơn đau chẳng có liên hệ gì đến mình. Theo nghĩa của Phật Giáo thì người trú niệm là luôn luôn ở trong tâm bất động còn người thất niệm thì luôn luôn ở trong tâm dao động.

Có nhiều cách trú niệm: Trú niệm trên Tứ Niệm Xứ để khắc phục tham ưu. Trú niệm trên 18 đề mục hơi thở. Trú niệm trên bước đi (kinh hành). Trú niệm trên thân hành (Thân Hành Niệm). Trú niệm quán vô lậu.

Trú niệm thư giản.